Do nguồn tài liệu quá dồi dào nên trong bài sẽ không có “theo một nghiên cứu khoa học” mà ở đây chỉ có “theo nhiều nghiên cứu khoa học”.
– Theo các nghiên cứu của Amy Danzer (1990), Moran (1996) cho thấy xem video nội dung hài hước có tác dụng giảm trầm cảm và lo âu hiệu quả. Nhưng tiếc là mấy ổng chỉ nghiên cứu tác dụng ngay sau khi xem, còn lúc xem xong về nhà ăn cơm đánh răng đi ngủ xong thì chưa biết. Nên cần đọc tiếp để biết.
– Nghiên cứu kĩ lưỡng nhất có thể kể đến Attila Szabo khi ông này liên tục lặp lại nghiên cứu trong nhiều năm 1999, 2003, 2006, 2007, với mỗi lần khác nhau có chút chút. Kể ra ổng cũng hơi rảnh.
Thí nghiệm cho thấy việc xem 1 video hài đem lại ích lợi tốt bằng hoặc còn hơn cả việc đi bộ thể dục (về mặt tinh thần nhé).
Tuy nhiên với thời gian từ 30 phút trở đi thì thể dục tác dụng tốt hơn nhé. Có nghĩa là hài hước chỉ ăn được thể dục ở hạng mục dưới 30 phút thôi. Còn trên 30 phút thì tác dụng chưa bằng.
– Szabo gợi ý rằng, có thể do hài hước đã kích hoạt một cơ chế tâm lý nào đó giúp chúng ta phân tâm tới các vấn đề mà chúng ta lo lắng.
– Szabo gọi và Strick đã đáp lời. Strick đã cùng các anh em chiến hữu Holland, van Baaren và van Knippenberg (2009) lập một team để giải cứu trái đất. Tất nhiên là không. Mà để kiểm chứng giả thuyết của Szabo. Nghiên cứu thì cũng khó hiểu lắm nhưng tựu chung lại là cho thấy giả thuyết của Szabo là đúng. Sự hài hước sẽ thúc đẩy các suy nghĩ tích cực và ức chế những suy nghĩ tiêu cực.
– Kết quả hứa hẹn như vậy, liệu có thể để lại ảnh hưởng lâu dài và áp dụng trị liệu cho những bệnh nhân gặp các vấn đề trầm cảm và lo âu được không? Các nhà khoa học quả thật đã có nghĩ đến, mời bạn đón đọc ở (phần 2)
Để lại một bình luận