– Có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của hài hước như một biện pháp can thiệp lâm sàng tới các bệnh nhân và cho ra kết quả ra chưa đồng nhất. Tức là cũng có trường hợp thấy chưa có tác dụng cũng có trường hợp thấy tốt. Điều này không làm mình bất ngờ vì trong lĩnh vực trị liệu tâm lý, để nói là có một món thập toàn đại bổ, phương pháp chung là điều cực kì khó. Vậy nên kết quả như vậy là hợp với ý trời và lòng người thôi.
– Các nghiên cứu của Adams & McGuire, 1986; Gelkopf, Kreitler, & Sigal, 1993; Rotton & Shats, 1996; White & Camerena, 1989, Gelkopf (1993) cho ra kết ra kết luận là ít hoặc hầu như không có hiệu quả trong trị liệu lâm sàng.
– Như Gelkopf (1993) đã cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt xem 70 bộ phim hài trong vòng 3 tháng và thấy chả có kết quả mọe gì từ bệnh nhân. Các nhân viên chăm sóc ở bệnh viện xem ké thì bảo chúng tôi thấy cũng vui, hiệu quả trên chúng tôi đấy, còn bệnh nhân của chúng tôi thì vẫn thế.
– Tuy nhiên những nghiên cứu trên đều đã cũ, còn những nghiên cứu mới gần đây thì có vẻ lại cho thấy nhiều hiệu quả.
– Có thể kể đến như các nghiên cứu của Chia-Jung, Chang, Tsai, & Wu, 2015; Ko & Youn, 2011; Mathieu, 2008; Suk, Min, & Heeok, 2013, Demir, 2015; Cho & Oh, 2011; Kim, Kim, & Kim, 2015.
– Trong nghiên cứu củ Ko và Youn (2011) đã thí nghiệm trên 100 ông cụ, cho vào một nhóm “Trị liệu bằng tiếng cười” sinh hoạt 1 giờ/tuần, kéo dài 4 tuần. Kết quả cho thấy các cụ rất đã giảm được trầm cảm và các vấn đề cảm xúc khác đáng kể. Tuy nhiên cách thức thực hiện trị liệu hầu như hướng tới sự vui tươi, gắn kết nhóm hơn là sự hài hước. Nó giống với tâm lý học tích cực hơn.
– Các nghiên cứu về “Chương trình Bảy thói quen hài hước” của Paul McGhee,1996, 2010; Crawford & Caltabiano, 2011; Ruch, 2018; Falkenberg, Buchkremer, Bartels, & Wild, 2011 trên đối tượng bệnh nhân trầm cảm cũng cho ra kết quả cải thiện về tình trạng trầm cảm. Chương trình này tập trung nhiều vào sự tự thực hành hài hước và tìm niềm vui, tăng cường sử dụng hài hước đối phó căng thẳng thể hiện đúng với tinh thần của tên gọi hơn là là thí nghiệm của Ko và Youn (2011).
– Tổng kết lại mình cho rằng các hiệu quả của hài hước trong việc áp dụng trị liệu lâm sàng với đối tượng lo âu trầm cảm là có và triển vọng, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào cách thức được tổ chức ra sao. Còn chỉ đơn giản là cho bệnh nhân ngồi xem như Gelkopf thì sẽ không hiệu quả là đúng thôi.
Đọc tiếp phần 1
Để lại một bình luận