– Hài hước được chia thành 4 hình thức thể hiện chính:
1. Trình diễn hài chuyên nghiệp
2. Đối đáp ngẫu hứng
3. Truyện cười
4. Vô tình
– Đối tượng nghiên cứu thể loại hài hước trình diễn chuyên nghiệp thường bao gồm các nhà văn, người viết kịch bản hài, diễn viên hài và đặc biệt là các nghệ sĩ hài độc thoại vì họ tham gia tất cả quá trình xây dựng và trình diễn sản phẩm hài kịch.
– Các nghiên cứu đã chỉ ra những người trình diễn hài chuyên nghiệp có những đặc điểm tâm lý khác biệt và đôi khi trái ngược với những người hài hước. Nên đối tượng bạn đọc cần lưu ý, phân biệt rõ ràng đây là đặc điểm của người trình diễn hài chuyên nghiệp chứ không phải đại diện cho những người hài hước chung.
– Theo các nghiên cứu rất cũ của Janus (1975) và Bess (1978) về các diễn viên hài nói chung, đưa ra kết luận diễn viên hài có xu hướng thông minh, tức giận, đa nghi và chán nản, và bất hạnh. Có lẽ đây là nguồn gốc cho niềm tin phổ biến trong đại chúng về những người hài hước ngày nay.
– Vì theo quan sát của tôi thì để một nghiên cứu khoa học trở thành một niềm tin phổ biến trong đại chúng thì cần lan truyền mất vài chục năm. Đôi khi vài chục năm thì vẫn có giá trị, đôi khi vài chục năm là quá lạc hậu.
– Trong trường hợp này thì các nghiên cứu sớm trên đều không còn được công nhận nữa vì các nghiên cứu thời đó sử dụng nhiều phương pháp phân tâm học như giải mã giấc mơ, phân tích vết mực loang. Giờ người ta gọi đó là mấy phương pháp lỗi thời hết, thật là đáng buồn.
– Những nghiên cứu mới của Gil Greengross (2012) và Miller (2009) usbaum, Silvia và Beaty (2017) Victoria Ando, Gordon Claridge và Ken Clark (2014) về những người hài hước chuyên nghiệp cho ra kết quả như sau:
1. Cực kì cởi mở (điều này dẫn đến giả thuyết rằng cởi mở chính là phẩm chất nền tảng để tạo nên một diễn viên hài)
2. Là người hướng nội (điều này rất thú vị vì nó trái ngược với đặc điểm của người hài hước thông thường là hướng ngoại)
3. Chỉ số dễ chịu thấp, (hay có thể hiểu là tương đối làm những người xung quanh khó chịu trái ngược với đặc điểm của diễn viên điện ảnh và người hài hước thông thường.)
4. Trí thông minh cao (đặc biệt là trí thông minh ngôn ngữ)
5. Nhìn chung các diễn viên hài ngoài đời có phong cách ôn hòa hơn rất nhiều so với hình ảnh họ ở trên sân khấu.
6. Có chỉ số loạn thần cao. Được cho là đặc trưng giống vớ hồ sơ nhân cách rối loạn lưỡng cực.
Trong các nghiên cứu trên không phân biệt các nguyên nhân dẫn đến đặc điểm trên nên có thể hiểu là nó bao gồm cả những yếu tố do bẩm sinh, giáo dục, hoặc hình thành trong quá trình và môi trường làm việc.
– Diễn viên hài John Cleese chia sẻ, các diễn viên hài rất miễn cưỡng tìm đến các sự trợ giúp tâm lý mặc dù họ gặp rất nhiều vấn đề: “Một số nghệ sĩ biểu diễn nghĩ rằng chữ trị tâm lý sẽ phá hủy nghệ thuật của họ. Họ sẽ không bao giờ xem xét điều đó vì sợ rằng sự tỉnh táo sẽ lấy đi những gì giúp họ thành công.”
Có thể bạn muốn đọc: Đo lường mức độ hài hước Làm sao để biết mình hài hước Các loại phong cách hài hước
Để lại một bình luận