man g44e1d7f82 1920

Làm sao để biết mình hài hước

Miễn phí

Chuyên mục

, ,

– Nhờ các công cụ thống kê tuyệt vời của analytics.google.com mà tôi biết được một trong những bài viết được độc giả của tôi quan tâm nhất chính là bài viết về “Đo lường mức độ hài hước“. Nên tôi rất lo lắng về việc sẽ gây khúc mắc cho độc giả về sự trùng lặp của 2 bài viết.
Đo lường mức độ hài hước. Nội dung của bài viết này về các tiêu chí để chấm điểm mức độ hài hước của một sản phẩm hài hước. Ví dụ: một trích đoạn, một câu chuyện, một lời nói, một clip,…
Làm sao để biết mình hài hước. Nội dung bài viết sẽ liệt kê các tiêu chí thuộc về phẩm chất của một người để xác định, đo lường mức độ hài hước của một người. Ví dụ: người hài hước, người hơi hài hước và người đếch hài hước.- Hầu hết mọi người đều đánh đồng hình ảnh một người hài hước là một người cực kì giỏi nghĩ ra những câu đùa và luôn làm mọi người xung quanh cảm thấy vui vẻ. Và những cá nhân không thể làm được điều đó thì thường sẽ bị gán mác là một người hài hước và nhạt nhẽo.
– Cách đánh giá này cũng giống như dùng điểm bài tập môn Toán để đánh giá trí thông minh vậy.
– Đúng là những người giỏi Toán đều có một trí tuệ tốt, chỉ số thông minh cao và không những thế lại còn đẹp trai nữa. Giống như tôi. Nhưng sự thật là Toán học không phải là trí thông minh duy nhất.

Năm 1972 nhà tâm lý học Eysenck đã sử dụng danh sách gồm 3 tiêu chí để đánh giá mức độ hài hước của một người.
1. Khả năng hiểu sự buồn cười
2. Thái độ vui vẻ và thích đùa cợt
3. Khả năng gây cười
Đến năm 1974, Elisha Babad đã cải tiến thêm tiêu chí thứ 3 “Khả năng gây cười”. Ông xác định rằng có 2 loại năng lực gây cười khác nhau là:
3.1. Tự tạo ra sự hài hước từ một điều không có sẵn
3.2 Tái tạo, kể lại, phát triển thêm từ một điều hài hước có sẵn hoặc quan sát được trong thực tế.

– Đây cũng là bộ 3 tiêu chí được các nhà khoa học tin dùng nhất. Thay vì như mọi người trước đây vốn tưởng chỉ có 1.
– Các tiêu chí trên có sự liên quan và cũng có cả mức độ độc lập riêng của chúng. Một người có khả năng gây cười, nhưng lại có thể chỉ cảm thấy/hiểu duy nhất một thể loại trò đùa nhất định. Hoặc một người giỏi và thích trêu đùa người khác nhưng lại ít cười, thậm trí khó chịu khi bị người khác trêu đùa lại chẳng hạn. Điều này rất hữu ích trong việc lý giải tại sao một số diễn viên hài nổi tiếng như Châu Tinh Trì, Trương Vệ Kiện,… lại được những người xung quanh nhận xét là lạnh lùng hay tẻ nhạt tại nơi làm việc hoặc khi ở cùng người thân.

Năm 1985 Franz-Josef Hehl và Willibald Ruch đã mở rộng danh sách trên lên con số 7 tiêu chí. Cá nhân tôi thấy cũng rất thú vị và có giá trị tham khảo:
1. Khả năng hiểu, phân tích những câu chuyện cười và những yếu tố kích thích hài hước khác.
2. Cách thức bày tỏ, thể hiện sự hài hước và vui vẻ, cả về số lượng và chất lượng (nét mặt, âm lượng, cử chỉ tay chân sinh động,…)
3. Khả năng tạo ra những nhận xét hoặc nhận thức hài hước (tung hứng, phát triển hội thoại)
4. Khả năng hiểu và hứng thú với đa dạng các thể loại, chất liệu hài hước (phim, truyện, ảnh, thơ, ca, kịch,..)
5. Mức độ chủ động tìm kiếm, nhu cầu hài hước
6. Trí nhớ của họ đối với những trò đùa hoặc sự kiện vui nhộn trong cuộc sống của chính họ
7. Áp dụng linh hoạt trong đời sống, ứng phó với các tình huống, căng thẳng

Có thể bạn sẽ thích đọc: Đo lường mức độ hài hước

Có lẽ bạn muốn chia sẻ bài viết này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ