– Trong tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh, tiếng cười ban đầu là để đáp ứng với kích thích xúc giác (ví dụ: cù lét, cọ xát vào da) kèm theo âm thanh giọng nói của người chăm sóc và tới tháng thứ 2 mở rộng thêm với các kích thích thị giác như đồ vật chuyển động và đèn.
– Trong khoảng 3 – 7 tháng trẻ sẽ dần hình thành và phát triển niềm vui với sự xuất hiện của người chăm sóc.
– Từ tháng 12, trẻ sẽ bắt đầu thích thú với những trò đùa mang tính xã hội, ví dụ mẹ giả vờ đi chợ, mẹ làm động tác ngốc nghếch
– Tại 3 tuổi, trẻ bắt đầu thích thú với những trò chơi bắt chước giả vờ. Các trò đùa của trẻ sẽ có tính biểu tượng và ngôn ngữ nhiều hơn. Ví dụ trẻ chỉ vào con chó và gọi là con mèo, chỉ vào chân và gọi là tay hoặc giả vờ con lợn kêu meo meo,..
– Từ 3- 6 tuổi, các trò đùa mang tính chê bai gia tăng. Những trẻ hài hước hơn cũng gây ra nhiều hành vi gây hấn bằng lời nói và thể chất vô cớ hơn và trả đũa. Những đứa trẻ hài hước hơn cũng có xu hướng cao lớn hơn và thể thao tốt hơn, ngôn ngữ tốt hơn. Có xu hướng lười suy nghĩ và ít nỗ lực với các hoạt động đòi hỏi sự kiên trì và trí tuệ.
– Tại 6 tuổi, trẻ bắt đầu hiểu và đánh giá cao sự hài hước mỉa mai, châm biếm. Ví dụ hôm nay trời mưa nhưng lại nói là thời tiết hôm nay đẹp nhỉ.
– Tại 7 tuổi, trẻ thích thú với những trò đùa chơi chữ và nghĩa kép, các trò đùa dưới dạng câu đó, tính đa nghĩ của từ ngữ
– Giai đoạn tiểu học, sự hài hước vẫn đi kèm nhiều với sự hung hăng. Trẻ hài hước được đánh giá là ngôn ngữ và kĩ năng xã hội tốt hơn, dễ nhận được sự chú ý và quan tâm từ người lớn. Sáng tạo hơn. Tuy nhiên đã có sự biến đổi, sự hài hước giờ liên quan đến ưu thế về mặt vị trí thống trị xã hội hơn là các yếu tố sức mạnh thể chất. Các học sinh hài hước cũng được bạn bè yêu mến và có uy tín trong lớp học
– Giai đoạn thiếu niên, các học sinh hài hước trong lớp “những chú hề lớp học” được đánh giá là quyết đoán về mặt xã hội, có khả năng lãnh đạo tốt, ngang bướng và thích gây chú ý, chống đối trong học tập, tự tin và tự trọng cao. Sự hài hước ở giai đoạn này có tương quan mạnh mẽ với sự nổi tiếng và được chú ý từ bạn khác giới. Điều thú vị là những trẻ hài hước giai đoạn này thường tự nhận xét là bố mẹ không hiểu mình và có nhận xét tiêu cực về thầy cô và nhà trường.
Nguồn: Martin, R. A. (2007). The psychology of humor: An integrative approach
Trả lời