Theo Provine (2004) báo cáo rằng chúng ta cười với người khác nhiều hơn 30 lần so với khi cười một mình, điều này thể hiện đúng với bản chất xã hội của tiếng cười. Nhưng trên thực tế, việc chọc cười một đám đông yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên biệt mà chỉ những người làm nghệ thuật mới đáp ứng được.
– Trong trình diễn hài kịch, người trình diễn không chỉ đơn thuần là chọc cười các khán giả đơn lẻ, mà dường như bản thân đám đông đã trở thành một hợp thể độc đáo với các đặc điểm tâm lý riêng của đám đông.
– Liệu tiếng cười của đám đông có làm gia tăng cảm giác hài hước của chính họ hay không?
– Câu hỏi thú vị này đã được đặt ra bởi nhà sản xuất truyền hình người Anh, Paul Jackson.
– Một vài nghiên cứu đã cố gắng kiểm chứng điều này: họ thêm những tiếng cười thu sẵn vào trong những video hài và quan sát xem khán giả có cười nhiều hơn và thấy hài hước hơn hay không.
– Các nghiên cứu của (Leventhal & Mace, 1970), (Cupchik & Leventhal, 1974) và (Chapman, 1973) và (Martin & Gray, 1996) đã đều cho ra kết quả đồng nhất là khán giả cười nhiều hơn và cảm thấy hài hước hơn khi xem những video có lồng tiếng cười đóng hộp.
– Điều này được giải thích bằng giả thuyết đánh dấu sự chú ý. Việc nghe thấy tiếng cười sẽ thu hút sự chú ý của khán giả tới những chi tiết hài hước. Tuy nhiên khi tình huống đó không đủ mức độ hài hước thì sẽ gây phản ứng ngược lại. Tức là khán giả sẽ rất khó chịu. Có thể mô tả cách thức hoạt động của nó giống như một chiếc kính lúp phóng to vậy, nếu một điều tương đối hài hước thì sẽ được khuếch đại lên thành rất hài hước, và ngược lại thì một trò đùa nhạt nhẽo sẽ càng trở nên cực kì vô duyên.
– Năm 1999, tạp chí Time tuyên bố đây là ý tưởng tồi tệ nhất mọi thời đại. Tuy nhiên ngày nay, kỹ thuật truyền hình này đã trở nên phổ biến và có các biến thể khác là “sound effect” hay các hiệu ứng hình ảnh vui nhộn.
Để lại một bình luận