pexels vie studio 4439423 scaled

Bài hát “xin lỗi” của Thắng

Miễn phí

Chuyên mục

– Nhân dịp dạo này giới trẻ đang quan tâm rất nhiều và dành nhiều lời khen cho thông điệp bài hát “xin lỗi” của bạn Thắng, mình có vài suy nghĩ như sau:

– Thuở con đi học, giống như bao người, mình rất ghét môn văn và nó cũng có lý do xứng đáng bị thế, và nếu giáo viên văn là một kiểu giáo viên thường xuyên bị ghét nhất thì đó cũng không phải điều tự dưng mà có. Nhưng có một điều mà mình tới giờ lớn rồi mình mới hiểu và muốn xin lỗi môn văn. Mình xin trình bày dông dài như sau và tới đoạn cuối mọi người sẽ hiểu tại sao nó lại liên quan tới chủ đề ban đầu.

– Hồi đó, mình tin rằng một tác phẩm hay thì bản thân tự nó phải nói lên giá trị của nó chứ không phải dựa vào tác giả là ai hay nó được viết khi nào, thời gian nào, trên chất liệu gì bằng loại mực gì. Và mình cho rằng các cô giáo dạy văn yêu cầu ngoài phân tính tác phẩm thì phải phân tích thêm về tác giả và hoàn cảnh sáng tác là trò lá chuối gói nem chua, thừa giấy vẽ voi.

– Tới khi lớn, mình mới học được sự thật rằng con người chúng ta ích kỉ, tư lợi và bảo thủ hơn rất nhiều so với mình tưởng tượng hồi còn bé. Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, không gì ngăn cản được các nhạc sĩ tác giả họ viết về họ và cho họ mà lạ thay chính khán giả lại thích vậy. Khán giả cho rằng như vậy mới thật, mới mở lòng, mới chạm sâu đến trái tim của khán giả.

– Nhưng tôi nói cho các bạn trẻ nghe, dù thế hệ các bạn có năng động trẻ trung tới mấy, tôi e rằng hầu hết các bạn không sinh ra để dành cho nghệ thuật. Tôi thấy nhiều bạn xem chừng có mặc cả bức tranh Monalisa lên người hay nhuộm cả bầu trời đêm đầy sao lên đầu thì vẫn không làm cho tôi thấy nổi một chút chất nghệ thuật nào. Không sống đời nghệ thuật, không yêu được như nghệ sĩ nhưng được cái ảo tượng là giỏi. Họ là nghệ sĩ, sống đời nghệ sĩ, mà họ đã chọn nói ra tiếng lòng của họ thì tức là bạn sẽ không có khả năng cảm được đâu và cũng đừng nên băn khoăn tìm cách hiểu được nó vì đời nghệ sĩ đâu phải sẽ hay hơn cuộc đời của một giáo viên, một bác sĩ, kĩ sư, hay thậm trí của một đứa trẻ hay một ông già.

– Có những nhạc sĩ cho rằng sứ mệnh của họ là nói lên tiếng lòng của người khác thì tôi xem ra cũng là loại nhạc sĩ ảo tưởng nốt. Nhạc sĩ có con mắt nghệ thuật nhưng con mắt đấy còn xa mới gọi là hiểu rõ lẽ đời. Nhạc sĩ cũng phải học, phải đọc sách để không trở thành thằng ngu. Nên cũng đừng ai nghĩ nghe nhạc là cách tốt để chữa bệnh ngu và nhất là ngu trong tình yêu.

– Trong thời đại này, con người chúng ta nhỏ nhen và ích kỉ lắm, nên nghe bất kì ai nói cũng phải tìm hiểu cho kĩ xem họ là ai và đang phát ngôn vì ai, cho lợi ích của ai. Tránh đừng để thấy nhạc sĩ để tóc dài mà nghĩ mình tóc dài cũng đẹp.

Có lẽ bạn muốn chia sẻ bài viết này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ