– Định nghĩa “hài hước” sao cho đúng và trọn vẹn là một công việc rất gian nan. Theo như nhận xét của (Berger, 1995) là “giống như sáu người mù và con voi: mỗi người cảm nhận một bộ phận khác nhau của con vật và đưa ra một kết luận khác nhau về con voi trông như thế nào.” Sao mà tôi thấy giống câu chuyện thầy bói xem voi của Việt Nam quá vậy ?
– Tôi cho tìm ra định nghĩa đúng cho sự hài hước một điều không cần thiết, vì với một đối tượng nghiên cứu có thực tiễn như vậy thì ta nên quan tâm đến tính “thực dụng” hơn là tính đúng.
– Thế nào là “thực dụng”? thì cũng không phải là điều mà tôi cần giải thích, vì theo tôi thì phụ nữ làm điều đó sẽ giỏi hơn.
– Có nhiều cách định nghĩa về hài hước, và tùy vào mỗi mục đích và cách tiếp cận mà chúng có thể khác đi hoặc đi đến chỗ lạ hoắc luôn. Tùy thuộc vào việc bạn là một nhà giáo dục, nhà trị liệu tâm lý, nghệ sĩ hài, hoặc giao tiếp kinh doanh mà lựa chọn cho mình các định nghĩa phù hợp với bản thân:
– Freud 1905, cảm giác vui vẻ của sự hài hước là một phần thưởng phụ của việc cá nhân đã chiếm lĩnh được mục đích mong muốn. Hay còn gọi là bản thân được giải phóng ra khỏi việc phải dồn nén và kìm chế. Mặc dù lý thuyết của ông bị phê bình là mơ hồ và kiểm chứng thì toàn thấy sai nhưng tôi cho rằng vấn đề vốn nằm ở cách kiểm chứng bởi Freud chưa bao giờ phù hợp với phương pháp thực nghiệm cả.
- Giá trị để lại của lý thuyết này để lại là vô cùng lớn, nhất là trong tâm lý học lâm sàng và tâm lý học nhân cách.
- Freud đã nhắc đến khái niệm động cơ của sự hài hước, là cốt lõi của tâm lý học nhân cách về hài hước.
- Lý thuyết của Freud cũng chỉ ra một sự thật là hài hước có chủ đề tình dục chiếm đa số và có yếu tố bạo lực nhiều.
– Bergson,1911; Gruner, 1978, 1997; Leacock, 1935; Ludovici, 1933; Rapp, 1951). Khi chúng ta tìm thấy một điều gì đó bất hạnh, ngu ngốc, vụng về, khiếm khuyết về đạo đức hay văn hóa ở một người khác,…cảm giác vui sướng xuất hiện vì chúng ta may mắn, giỏi giang và vượt trội hơn họ.
- Cách định nghĩa này phù hợp nhất với một thể loại schadenfreude (cười trên nỗi đau của người khác).
- Vậy có khi nào ta cười vì thấy ai đó giỏi giang, may mắn hơn ta không ? Tôi e rằng là khó.
- Lý thuyết này cung cấp một chỉ dẫn cực kì thuyết phục cho những người hành nghề hài kịch. “Hãy cứ tỏ ra thấp kém đi và họ sẽ cười”
– Max Eastman (1936) đã tuyên bố, “hài hước là trò chơi“. Ông đã đề cập đến một trong những biến số trong hài hước là tâm thế của người nghe và nó được mô tả giống như “đang tham gia một trò chơi”.
- Tôi cho rằng hiếm có thứ gì mô tả chính xác sự hài hước hơn là một trò chơi. Nó vừa gần gũi mà lại cực kì chính xác
- Nó lý giải hợp lý vai trò của sự nghiêm túc trong hài hước. Nó giống như trò chơi cướp cờ vậy. Cả hai đều căng thẳng nhìn chằm chằm vào lá cờ, và ngay khi cả 2 chạy tới vị trí của lá cờ, sự nghiêm túc lại chuyển thành tiếng cười và sau đó là sự trở đi trở lại liên tục giữa sự tập trung và cảm giác thích thú.
– Arthur Koestler (1964) hài hước là bẫy người nghe bằng một kịch bản và lời giải thích đưa ra một kịch bản hoàn toàn trái ngược.
- Đây có lẽ là lý thuyết được nhiều người giảng dạy hài kịch nhắc đến nhất vì tính dễ hiểu của nó và tỏ ra cực kì hiệu quả trong việc giải thích các ví dụ. Mấy ông này toàn lấy ví dụ truyện chữ, chứ nếu lấy hài kịch ứng đáp ra thì có mà giải thích hết hơi theo kiểu này luôn.
– Thomas Shultz (1972) đã đưa ra lý thuyết đầu cuối mâu thuẫn mà tôi cho rằng hoàn thiện hơn lý thuyết 2 kịch bản của Arthur Koestler (1964). Theo mô tả của Thomas Shultz thì một trò đùa sẽ bao gồm 2 phần đầu và đít. Khi đầu và đít lắp không khít. Thì người nghe phải rà soát lại điểm mơ hồ và tìm cách diễn giải mới để có thể lắp ghép được vừa khít đít và đầu.
- Tôi tin khi sử dụng định nghĩa này thì tác giả đang có ý muốn nói về hài hước trong nghệ thuật nhiều hơn là hài hước chung
- Tôi thích cách định nghĩa này vì nó mô tả hài kịch giống như trò chơi giải đố vậy. Thứ mà tôi cho rằng về sự chính xác thì chỉ đứng thứ 2 sau “trò chơi” để miêu tả về sự hài hước.
– Lý thuyết vi phạm lành tính của Peter McGraw và Caleb Warren (2010) Thomas Veatch (1998) hài hước là những điều gây cảm giác sai trái về mặt thông lệ, chuẩn mực xã hội ở mức độ an toàn.
- Mấy ông tác giả này nghe mùi hơi biến thái nhưng mà tui thích nè. Phải dùng từ sai trái mới chịu cơ.
- Còn hỏi nghe có khác mấy lý thuyết trên không thì tôi thấy cũng vẫn na ná nhau cả. Coi như buffet đồng giá các học thuyết tùy ý lựa chọn, sờ vào thấy đầm tay thì quất thôi.
– Lý thuyết kích thích tối ưu của Berlyne (1972) cho rằng con người có 2 trạng thái là căng thẳng và thư giãn. Hài hước là làm cho người ta căng thẳng rồi lại làm cho người ta giảm căng thẳng thế là cười thôi. Cái này không khác nhiều với lý thuyết của Freud. Lý do là Freud trước đó chỉ tập trung tới căng thẳng do ham muốn tình dục với bạo lực nên ông Berlyne (1972) này giờ mở ra thêm đa dạng các loại căng thẳng hơn, thế là ăn cướp trên giàn mướp của Freud luôn.
– Còn nhiều học thuyết khác nữa nhưng mình thấy chia ra làm 3 loại:
- Phèn quá nên không liệt kê
- Đọc không hiểu nên không liệt kê
- Trùng nhau nên không liệt kê
Tổng kết lại
Có 3 nhóm lý thuyết chính như sau:
1. Các lý thuyết giải tỏa tập trung chủ yếu vào các nhu cầu nội tâm, đề xuất rằng niềm vui và tiếng cười là kết quả của việc đáp ứng các động cơ hoặc nhu cầu, cụ thể là giảm bớt căng thẳng.
2. Các lý thuyết vượt trội tập trung vào niềm vui và tiếng cười xuất phát từ cảm giác chiến thắng hoặc cảm giác vượt trội hơn một người hoặc một nhóm người khác.
3. Các lý thuyết phi logic tập trung vào sự nhận thức bất ngờ về những sự kiện mâu thuẫn, không phù hợp, kì quặc và mơ hồ
Có thể bạn muốn xem thêm Lý do tại sao chúng ta cười
Để lại một bình luận