raychan yk7F8bdD0eU unsplash scaled

Làm gì khi có người thân bị sang chấn hoặc stress hậu sang chấn (lời khuyên từ tiến sĩ Sheela Raja Susan)

Miễn phí

Chuyên mục

,

Giúp ai đó đối phó với hậu quả của chấn thương có thể quá sức ở nhiều cấp độ. Việc bạn đôi lúc cảm thấy tức giận, khó chịu, sợ hãi và quá xúc động là điều bình thường. Có một số gợi ý nhằm giúp đỡ người thân của bạn mắc PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn). Tuy nhiên trước tiên, có một vài điều quan trọng bạn cần ghi nhớ.

Những người có triệu chứng PTSD có thể trải qua những giai đoạn giận dữ dữ dội, và điều này có thể cực kỳ đáng sợ,đặc biệt nếu bạn chứng kiến những giai đoạn giận dữ và thịnh nộ đó, hoặc bạn là mục tiêu của cơn giận dữ. Nếu bạn cảm thấy rằng người thân của bạn đang khiến bạn hoặc những người khác rơi vào tình thế nguy hiểm, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ.

Những người trải qua đã kể lại rằng sự kỳ thị và sự xao nhãng có xu hướng khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân. Ví dụ, mặc dù một người than có thể nói “Hãy tiếp tục cuộc sống của bạn” hoặc “Bạn cần ngừng nói về điều này” mặc dù có ý tốt, nhưng người bệnh có thể có những cảm nhận rất tiêu cực. Hãy cẩn thận với những thông điệp khiến người bệnh cảm thấy như bạn đang đổ lỗi cho họ hoặc bạn không muốn họ nói về những gì họ đã trải qua. Hãy nhớ rằng, nếu họ có thể vượt qua dễ dàng thì họ đã làm được rồi.

Sự phục hồi cần thời gian, kiên nhẫn và những hỗ trợ xã hội.

Nếu bạn muốn hỗ trợ ai đó mắc PTSD, đây là vài mẹo cho bạn:

  • Điều chỉnh thông tin sai lệch và thái độ đổ lỗi cho nạn nhân. Bạn có thể làm mẫu cho người khác. Hãy cố gắng sửa mọi người khi bạn thấy họ hạ thấp mức độ nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng của sang chấn. Đứng lên bảo vệ người thân của bạn là một cách tuyệt vời để thể hiện sự ủng hộ và bắt đầu thay đổi thái độ của mọi người.
  • Khuyến khích người thân trở nên khỏe mạnh hơn, nhưng đừng thúc ép họ. Nếu họ đang có những thay đổi nhỏ, hãy khen ngợi họ. Cố gắng không chỉ ra tất cả những thiếu sót của họ. Họ có thể đã nhận thức được những việc chăm sóc bản than mà họ đã bỏ qua. Cân nhắc đồng hành cùng người thân của bạn trong hoạt động sinh hoạt nhỏ ví dụ: tập thể dục hàng ngày, thiền định, hoặc cầu nguyện.
  • Hãy lắng nghe người thân, nhưng hãy nhớ rằng bạn không phải là nhà trị liệu. Nếu bạn cảm thấy choáng váng và kiệt sức, hãy nhẹ nhàng đề nghị người thân của bạn tìm cách điều trị. Bạn hoàn toàn có thể đặt ra giới hạn về mức độ bạn có thể nghe và mức độ lời khuyên mà bạn có thể đưa ra.
  • Đừng thêm vào câu chuyện tổn thương của chính bạn khi người thân của bạn đang nói chi tiết về những gì đã xảy ra. Bản chất của việc hỗ trợ là muốn cho một người bệnh biết rằng bạn hiểu họ và có thể cung cấp thông tin chi tiết về một sự kiện đau thương mà bạn đã trải qua hoặc nghe nói đến. Cần cố gắng tránh kể thêm: một người bệnh không cần phải đối phó với một sự kiện đau thương khác trong khi ký ức của chính họ vẫn còn mới.
  • Đừng ép người thân của bạn biết chi tiết về (những) sự kiện đau buồn. Hãy nhớ rằng cần có kỹ năng đối phó tốt trước khi xử lý tất cả những cảm giác khó khăn nảy sinh khi nói về sang chấn. Nếu người thân của bạn cảm thấy đủ vững vàng để nói về chấn thương, thì bằng mọi cách hãy lắng nghe. Bạn không cần phải tìm hiểu chính xác điều gì đã xảy ra để có thể hỗ trợ cho hoạt động và quá trình chữa lành hiện tại của họ.
  • Nghe có vẻ kì lạ nhưng bạn cần có cả kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho chính mình và đó nên là một ưu tiên đầu tiên cần phải nghĩ đến trước khi giúp đỡ người thân. Bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính bạn. Hãy nhớ rằng bạn không thể làm điều gì tốt cho người khác nếu không quan tâm đến chính mình. Điều này có nghĩa là nghỉ ngơi và tập thể dục, ăn uống hợp lý và giải quyết các vấn đề cảm xúc của chính bạn.
  • Bảo vệ sự an toàn của chính bạn. Đừng bao giờ đặt mình vào tình thế nguy hiểm, ngay cả khi các triệu chứng PTSD của người thân của bạn đẩy bạn vào tình thế nguy hiểm về thể chất hoặc những hoạt động liều lĩnh. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp về các cách để giữ an toàn, có kế hoạch ứng phó tốt cho tình huống.
  • Cuối cùng, hãy là chính mình. Nếu bạn không biết phải nói gì, chỉ cần thừa nhận điều đó. Cho bệnh nhân cơ hội nói chuyện. Ngay cả các nhà trị liệu chuyên về PTSD cũng không có tất cả các câu trả lời về lý do tại sao một số điều nhất định lại xảy ra và bạn cũng không cần phải có những câu trả lời đó. Đôi khi sự thoải mái của một người khác bên cạnh quan tâm là đủ.

Có thể bạn muốn xem thêm: https://tamlyhochaihuoc.com/khi-nao-ban-can-tim-den-nha-tri-lieu-tam-ly/

Có lẽ bạn muốn chia sẻ bài viết này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ