tai sao chung ta lai cuoi

Lý do tại sao chúng ta cười

Miễn phí

Chuyên mục

,

– Trong các nghiên cứu khoa học về sự hài hước, cảm giác về sự hài hước được dùng là “mirth – sự vui vẻ” và luôn được cố gắng làm tách biệt với các cảm giác khác như hạnh phúc, thoải mái, thư giãn, thích thú,…vì chúng khá giống nhau, và họ thì không muốn bị nhầm lẫn về tính ảnh hưởng trong các nghiên cứu của mình. Hệ quả là họ phải cố gắng tìm kiếm một chất liệu hài hước chỉ đem đến duy nhất cảm giác hài hước mà không làm cho người ta cảm thấy thư giãn, hạnh phúc hay thích thú. Bạn có thể tưởng tượng việc đó là rất kì quặc. Cá nhân tôi luôn cảm thấy thật kì lạ khi họ cố gắng gạt bỏ yếu tố thú vị ra khỏi sự vui vẻ. Họ nói “Đó đâu phải là hài hước, nó chỉ là thú vị thôi!
– Một số nhà nghiên cứu khác thì đi theo hướng cũng kì cục không kém là họ phủ định luôn cả sự hài hước, đó là các nhà khoa học theo trường phái động lực, họ cho rằng cảm giác hài hước chỉ là một sản phẩm phụ của một cảm giác nào đó và ở đây ngụ ý là cảm giác của động cơ được thỏa mãn. Bạn có thể hiểu nó như phát biểu sau: “Đó đâu phải là vui, tôi chỉ đang ăn mừng vì hết buồn mà thôi”.

– Sự vui vẻ có cần động cơ không ?

– Tôi nghĩ là có. Nếu họ có lý do, và sẵn sàng cười, muốn cười, thì bạn làm gì họ cũng cười. Còn nếu họ không có lý do, không sẵn sàng và không muốn cười thì câu đùa đó sẽ không thể lay chuyển. Các diễn viên hài độc thoại là người hiểu rõ điều đó nhất. Tác giả Greg Dean trong cuốn Hài độc thoại – cẩm nang nói chuyện hài hước gọi đó là sự cố gắng tưởng tượng của khán giả. Nếu họ không cố gắng đưa ra một phỏng đoán nào đó thì sẽ chẳng có sự trêu đùa nào diễn ra cả.

Động cơ của sự vui vẻ là gì ?

– Các nhà tâm lý học thường nói về động cơ của sự vui vẻ, hài hước như là chung cho giữa cả người nghe và người nói và tôi thấy như vậy cũng được.Theo Keith-Spiegel có 6 loại động cơ hài hước như sau:

  1. Sự ngạc nhiên
  2. Cảm giác tự mãn
  3. Các phản ứng bản năng
  4. Giải phóng ham muốn
  5. Giải đố
  6. Thoái lui.

– Đó là chưa kể còn những giả thuyết khác rất hấp dẫn về động cơ của sự hài hước ví dụ như triết gia Ted Cohen: Ông cho rằng lý do sâu kín chúng ta muốn đùa cợt người khác là vì chúng ta muốn được kết nối, muốn được đối phương hiểu và cùng cảm nhận giống mình về một cảm thức lạ lùng đang triển nở trong tâm trí mình.

– Như vậy có thể thấy có ít nhất 7 lý do để chúng ta cảm thấy vui vẻ nhưng tôi lại chưa bao giờ thấy các khoa học quan tâm đến việc cần thiết phải phân biệt ra nhiều dạng hài hước khác nhau dựa trên lý thuyết trên. Thậm trí các nhà giảng dạy hài kịch, nghệ sĩ trình diễn luôn chỉ đề cập đến sự ngạc nhiên hoặc yếu tố bất ngờ về mặt nhận thức.

Hài độc thoại

– Hầu hết các nghệ sĩ hài độc thoại đều tin rằng sự hài hước trong trình diễn đến từ cảm thức bất ngờ của người nghe, tôi cho rằng là có, nhưng hầu như bị ngộ nhận và do nhầm lẫn. Tôi cho rằng ngay cả Greg Dean cũng có sự nhầm lẫn trong điều này và rất nhiều người cũng vậy. Ông diễn tả vai trò của người nghệ sĩ hài độc thoại là đưa ra một kịch bản gây hiểu lầm và sau đó đưa ra lời giải thích khác hoàn toàn để gây bất ngờ, và đó là cốt lõi của sự hài hước. Nếu điều đó là đúng, thì việc khán giả mất nhiều thời gian để suy tư phải là kẻ thù đối với sự bất ngờ mới đúng. Theo lý thuyết của ông, thì khán giả càng suy nghĩ lâu, yếu tố bất ngờ càng trôi qua và trò đùa sẽ không còn hay nữa. Nhưng trên thực tế, theo lý thuyết của giáo sư hài kịch Anne Libera đề xuất người nghe càng mất nhiều thời gian để giải mã trò đùa thì càng cảm thấy hài hước, là hợp lý hơn để giải thích. Vậy là sự hài hước của các nghệ sĩ hài độc thoại được mô tả đúng nhất phải là cảm giác xuất phát từ sự giải mã trò đùa và diễn viên hài với vai trò không phải là người đưa kết quả, mà là người đưa key word để hỗ trợ cho khán giả giải đố. Điều này cũng hợp lý với yêu cầu về lối trình bày ngắn gọn và tối giản của thể loại này. Key word phải đảm bảo không quá dễ để đảm bảo đủ tính thách thức và cũng không quá khó với khả năng của khán giả.

Ví dụ: Tại sao con chó hay cười?

Gợi ý: Vì con chó đang suy nghĩ!

– Nghệ sĩ hài độc thoại Eddie Murphy từng đề cập về việc khán giả gặp khó khăn trong việc kể lại câu truyện cười của anh sau khi họ trở về nhà. Tại sao lại khó tái tạo một trò đùa?

– Hầu hết, sự hài hước chúng ta thấy trong thực tế là sự pha trộn của nhiều loại động cơ nên mặc dù có thể tái tạo lại được một vài yếu tố bất ngờ hay phi logic của câu truyện nhưng sẽ rất khó để cảm nhận hết được tất cả các động cơ hài hước của câu truyện. Sự thật đáng buồn là đúng như câu nói “mày phải ở đó mày mới thấy buồn cười cơ!”. Với mỗi dạng triển khai khác nhau cũng có thể kích thích các loại động cơ vui vẻ khác nhau. Một ví dụ được cho là phù hợp là truyện cười Remind. Việc cô làm là đọc lại những câu truyện cười dạng văn bản khiến khán giả thấy cực kì buồn cười, nhưng lý do lại không đến từ sự bất ngờ thông thường hay bất cứ lý do nào mà người soạn câu truyện trên dự định. Cảm giác vui vẻ này được cho là có thể xuất phát từ cảm giác tự mãn của người nghe nhiều hơn. Vì họ thấy một người kể truyện cười dở tệ nên họ cảm thấy vui sướng trên sự yếu kém của người khác.

 

Có thể bạn muốn xem thêm: Diễn viên hài chuyên nghiệp 

Có lẽ bạn muốn chia sẻ bài viết này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ